Từ khi tôi qua Anh tôi bắt đầu thích các món ngọt ở đây (hồi ở Việt Nam tôi không thích ăn ngọt). Nhưng tôi chỉ thích các món tráng miệng ăn lạnh thôi, không thích các loại bánh ngọt khô đóng bọc. Siêu thị nào cũng đầy các món tráng miệng ngon lành, không phải chỉ loại truyền thống của Anh mà cả những món bắt nguồn từ các nước khác (London là vậy đó, vì dân đa sắc tộc mà). Không biết bây giờ việc ăn uống ở VN đã thay đổi thế nào, nhưng tôi muốn kể ra đây các món tráng miệng ở Anh tôi thích mà lúc ở VN tôi chưa biết (vì tôi không có đi quán Tây nhiều lúc ở VN):
1. Panacotta
Món này của Ý, tôi thích lắm. Múc một muỗng cho vào miệng, cái hỗn hợp kem sữa tan ra trên đầu lưỡi, ngọt vừa đủ thanh. Siêu thị Asda bán đựng trong cái cốc xinh xinh, ăn hết một cốc còn thòm thèm.
(Photo source: this link)
2. Creme Brulee
Món này cũng ngon, nhưng hơi ngọt so với khẩu vị của tôi. Đại khái có custard và caramel nướng lên, ăn lạnh.
(photo source: wikimedia)
3. Tiramisu
Món này cũng của Ý. Lần đầu tiên tôi ăn cảm thấy hơi nồng (rượu), nhưng sau đó quen dần cảm thấy rất ngon. Nồng độ của rượu cũng khác nhau tuỳ vào người làm.
(Photo source: wikipedia)
4. Trifle
Món này giống giống rau câu nấu loãng với nhiều trái cây và thật nhiều kem
(Photo source: wikipedia)
5. Profiterole
Món này giống cái bánh su kem ở VN, ở trên chế chocolate nóng lên (nhưng kem bên trong bánh thì phải thật lạnh)
(Photo source: http://www.sheknows.com/articles/807662)
6. Crème Caramel
Món này chính là cái bánh Flan của VN, chỉ có điều ở đây làm ngọt hơn nhiều. Tôi vẫn thích phiên bản ít ngọt và rưới cà phê lên trên của VN hơn.
(Photo source: wikipedia)
7. Bread and butter pudding
Món này ăn nóng hoặc lạnh - món tráng miệng nóng duy nhất mà tôi thích. Ở Anh có hàng tấn món tráng miệng nóng, nhưng mà tôi đến từ nước nhiệt đới, cái ý tưởng ăn tráng miệng nóng đối với tôi nó ... kỳ quái làm sao đó. Chỉ có lúc đi ngoài đường trời lạnh căm căm ăn một cái bánh táo chiên nóng của McDonald hoặc một cái doughnut nóng hổi mới làm xong thì thấy ... hợp lý hơn!
(Photo sourse: http://www.ivillage.com/bread-and-butter-pudding-0/3-b-59693)
Thấy ngon không? Còn nhiều nhiều loại nữa. Tạm thời chỉ nhớ ra mấy món này thôi, trong cơn thèm ăn ngọt đang giày vò. Ngày mai tôi sẽ thử làm panacotta xem sao (từ nào đến giờ tôi chưa có thử làm bánh ngọt lần nào), hy vọng thành công!
Friday, 26 February 2010
Thursday, 25 February 2010
798
798 Art Zone (798艺术区) là khu vực dành riêng cho cộng đồng hoạt động nghệ thuật ở Bắc Kinh. Nơi đây tập trung các galleries, studios trưng bày, triển lãm đủ các thứ có liên quan đến nghệ thuật. Cả khu vực rộng kinh, cải tạo lại từ các nhà máy sản xuất cũ, chia làm nhiều khu bằng các con đường cắt nhau. Nếu đi thăm hết từng gallery một thì tôi cho rằng cũng phải mất hai ba ngày hoặc hơn nữa. Tôi quên đem máy chụp hình, nên ai muốn biết thêm thông tin thì vào đây
http://www.china.org.cn/english/798/236196.htm
http://en.wikipedia.org/wiki/798_Art_Zone
Cả khu vực rất thú vị, có phong cách rất nghệ thuật, rất "Tây" (các quán cà phê giá cũng "Tây" lắm, mắc khiếp). Quên nói là ở TQ người ta không có thói quen ăn tráng miệng sau bữa cơm, tìm bánh ngọt kiểu châu Âu, ví dụ như tiramisu hay pannacotta chẳng hạn không phải dễ, siêu thị không có. Cho nên lúc cô bạn tôi thấy tôi reo lên trước một bức hình, cô vội chạy tới xem tác phẩm nghệ thuật gì đặc sắc, hoá ra là áp phích quảng cáo bánh ngọt kiểu Tây của một quán cà phê!!! Tôi hí hửng nói nhất định hôm nay phải ăn cái này, nhưng cuối cùng giá cả nó "Tây" quá nên thôi tôi bấm bụng không ăn, để tiền đi chơi, mai mốt về London ăn vậy.
Cả buổi rong chơi tôi chỉ có độc một tấm hình này, nhưng là tấm tôi ưng ý nhất
Nghệ thuật vị nghệ thuật!!!
http://www.china.org.cn/english/798/236196.htm
http://en.wikipedia.org/wiki/798_Art_Zone
Cả khu vực rất thú vị, có phong cách rất nghệ thuật, rất "Tây" (các quán cà phê giá cũng "Tây" lắm, mắc khiếp). Quên nói là ở TQ người ta không có thói quen ăn tráng miệng sau bữa cơm, tìm bánh ngọt kiểu châu Âu, ví dụ như tiramisu hay pannacotta chẳng hạn không phải dễ, siêu thị không có. Cho nên lúc cô bạn tôi thấy tôi reo lên trước một bức hình, cô vội chạy tới xem tác phẩm nghệ thuật gì đặc sắc, hoá ra là áp phích quảng cáo bánh ngọt kiểu Tây của một quán cà phê!!! Tôi hí hửng nói nhất định hôm nay phải ăn cái này, nhưng cuối cùng giá cả nó "Tây" quá nên thôi tôi bấm bụng không ăn, để tiền đi chơi, mai mốt về London ăn vậy.
Cả buổi rong chơi tôi chỉ có độc một tấm hình này, nhưng là tấm tôi ưng ý nhất
Nghệ thuật vị nghệ thuật!!!
Viện Bảo Tàng Phim Ảnh Trung Quốc
(中国电影博物馆)
Một ngày mùa đông đầu tháng 11 lớp tôi đi thăm Viện bảo tàng phim ảnh Trung Quốc ở Bắc Kinh. Chúng tôi tranh thủ đi sớm để khỏi kẹt xe. Tính già hoá non, không có kẹt xe, thành ra đến sớm hơn giờ mở cửa cả nửa tiếng. Chúng tôi đứng run rẩy trong trời mờ sương (Bắc Kinh đầu tháng 11 đã đổ tuyết lớn, nhiệt độ thường khoảng -1 đến 5 độ):
Bên trong lúc đi tham quan lớp tôi hay tập trung đi theo cô hướng dẫn viên của Viện, nghe cô giảng giải này nọ. Khổ nỗi phim ảnh có nhiều từ chuyên môn quá, thành ra nghe lùng bùng hết lỗ tai, mỗi đứa (nhất là cái cậu Kim DongJu hiếu học nhất lớp trong hình dưới) đều kè kè cái từ điển như thế này:
Tôi thì cương quyết chen lấn lên hàng đầu kế cô hướng dẫn viên, chăm chú nhìn cái miệng xinh xắn của cô (tôi phát hiện ra là tôi nói chuyện với người khác toàn nhìn vào ... miệng của họ, không có eye contact gì sất, vì nhìn vào miệng giúp tôi dễ đoán hơn). Cô thấy tôi chăm chú như thế thì thích lắm, lúc giảng giải toàn nhìn tôi mà nói thôi!!! Một hồi cô hỏi tôi hiểu không, tôi ấp úng ... có...có...phân nửa. Thấy thế cô bèn nói chậm lại. Cô ơi, cái vấn đề không phải là chậm nhanh, mà là tôi không có đủ từ chuyên môn trong các công đoạn làm phim (cắt hình, lồng tiếng ... ). Tôi chụp lại một cái hình chứng minh nè, đến cái tiếng Anh kế bên mà tôi còn không hiểu hết (Stunts là cái gì chứ?) thì tiếng Hoa nói làm gì!
(Nhưng nhờ mấy chữ chú thích này mà lúc sau tôi nghe ngóng có khá hơn chút).
Viện bảo tàng trưng bày rất nhiều phim từ hồi "khai thiên lập địa" của Trung Quốc, từ trước lúc giành độc lập (1949) cho đến những phim hiện đại sau này. Phim TQ hoá ra người VN tôi biết khá khá - hồi xưa truyền hình VN chiếu nhiều lắm. Nào là Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Bao Thanh Thiên, Càn Long Du Giang Nam etc , phim hiện đại thì có các phim của Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi. Phim gần đây có mấy phim nghe nói hay, tôi chụp cái hình quảng cáo để nhớ mà tìm xem:
Bên trong rộng lắm (cái gì chỗ nào của TQ cũng to không tả xiết)
Cuối cùng chúng tôi xem phim Thu Hỉ。
Một ngày mùa đông đầu tháng 11 lớp tôi đi thăm Viện bảo tàng phim ảnh Trung Quốc ở Bắc Kinh. Chúng tôi tranh thủ đi sớm để khỏi kẹt xe. Tính già hoá non, không có kẹt xe, thành ra đến sớm hơn giờ mở cửa cả nửa tiếng. Chúng tôi đứng run rẩy trong trời mờ sương (Bắc Kinh đầu tháng 11 đã đổ tuyết lớn, nhiệt độ thường khoảng -1 đến 5 độ):
Bên trong lúc đi tham quan lớp tôi hay tập trung đi theo cô hướng dẫn viên của Viện, nghe cô giảng giải này nọ. Khổ nỗi phim ảnh có nhiều từ chuyên môn quá, thành ra nghe lùng bùng hết lỗ tai, mỗi đứa (nhất là cái cậu Kim DongJu hiếu học nhất lớp trong hình dưới) đều kè kè cái từ điển như thế này:
Tôi thì cương quyết chen lấn lên hàng đầu kế cô hướng dẫn viên, chăm chú nhìn cái miệng xinh xắn của cô (tôi phát hiện ra là tôi nói chuyện với người khác toàn nhìn vào ... miệng của họ, không có eye contact gì sất, vì nhìn vào miệng giúp tôi dễ đoán hơn). Cô thấy tôi chăm chú như thế thì thích lắm, lúc giảng giải toàn nhìn tôi mà nói thôi!!! Một hồi cô hỏi tôi hiểu không, tôi ấp úng ... có...có...phân nửa. Thấy thế cô bèn nói chậm lại. Cô ơi, cái vấn đề không phải là chậm nhanh, mà là tôi không có đủ từ chuyên môn trong các công đoạn làm phim (cắt hình, lồng tiếng ... ). Tôi chụp lại một cái hình chứng minh nè, đến cái tiếng Anh kế bên mà tôi còn không hiểu hết (Stunts là cái gì chứ?) thì tiếng Hoa nói làm gì!
(Nhưng nhờ mấy chữ chú thích này mà lúc sau tôi nghe ngóng có khá hơn chút).
Viện bảo tàng trưng bày rất nhiều phim từ hồi "khai thiên lập địa" của Trung Quốc, từ trước lúc giành độc lập (1949) cho đến những phim hiện đại sau này. Phim TQ hoá ra người VN tôi biết khá khá - hồi xưa truyền hình VN chiếu nhiều lắm. Nào là Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Bao Thanh Thiên, Càn Long Du Giang Nam etc , phim hiện đại thì có các phim của Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi. Phim gần đây có mấy phim nghe nói hay, tôi chụp cái hình quảng cáo để nhớ mà tìm xem:
Bên trong rộng lắm (cái gì chỗ nào của TQ cũng to không tả xiết)
Cuối cùng chúng tôi xem phim Thu Hỉ。
Mừng năm mới
Năm mới của tôi ở London không có gì đáng nói. Có mấy tấm hình tiện tay chụp lúc đi xem hội người Hoa biểu diễn bữa mùng 8 tết (không biết sao họ chọn làm bữa mùng 8 mà không phải mùng 1!) ở quãng trường Trafalgar:
Để ý trong tấm hình trên bia Tsingtao năm nay sang tận đây quảng cáo tài trợ cho hoạt động này (Tsingtao là một loại bia có tiếng của TQ, tôi uống thử rồi, cũng được).
Năm nay không hiểu sao người ta đi xem ít hơn mọi năm dù trời hôm đó không lạnh bằng cái bữa biểu diễn năm ngoái. Năm ngoái tôi đứng xem được nửa tiếng thì run, năm nay la cà mấy tiếng đồng hồ tỉnh bơ. (Năm nay tôi sắm đồ chống lạnh mặc bên trong người tại Bắc Kinh, thì phải nói thời tiết London ăn nhằm gì).
Mùa đông ở London 3/4 thời gian xám xịt vầy nè, mưa nữa. Nên người Anh gặp nhau là mở miệng nói chuyện thời tiết, tôi cũng vậy. (Không nói không được, trời xám xịt thì phải than thở, trời đẹp thì phải khen. Thời tiết quan trọng đối với chúng tôi lắm chứ).
Để ý trong tấm hình trên bia Tsingtao năm nay sang tận đây quảng cáo tài trợ cho hoạt động này (Tsingtao là một loại bia có tiếng của TQ, tôi uống thử rồi, cũng được).
Năm nay không hiểu sao người ta đi xem ít hơn mọi năm dù trời hôm đó không lạnh bằng cái bữa biểu diễn năm ngoái. Năm ngoái tôi đứng xem được nửa tiếng thì run, năm nay la cà mấy tiếng đồng hồ tỉnh bơ. (Năm nay tôi sắm đồ chống lạnh mặc bên trong người tại Bắc Kinh, thì phải nói thời tiết London ăn nhằm gì).
Mùa đông ở London 3/4 thời gian xám xịt vầy nè, mưa nữa. Nên người Anh gặp nhau là mở miệng nói chuyện thời tiết, tôi cũng vậy. (Không nói không được, trời xám xịt thì phải than thở, trời đẹp thì phải khen. Thời tiết quan trọng đối với chúng tôi lắm chứ).
Saturday, 20 February 2010
Quảng cáo
Bữa nọ (lúc còn ở TQ ấy), học môn Nói đến bài 吃苦夏令营 (Nếm mùi gian khổ trong trại hè), nói về việc ở Thượng Hải có một hoạt động thời thượng mới nổi lên (mới nổi lúc người ta viết sách ấy, tức là lâu rồi) là các bậc phụ huynh cho quý tử của mình đi hoạt động trại hè cho nó nếm mùi khổ sở một chút, vì con một ở TQ là ông hoàng tử bé trong nhà, toàn coi trời bằng vung. Thế là cô môn Nói bắt mỗi nhóm "sản xuất" một câu quảng cáo (slogan) cho hoạt động trại hè này. Tôi đặt câu quảng cáo thế này 望子成龙,吃苦成人 (Vọng tử thành long, cật khổ thành nhân). Dịch đại khái ra tiếng Việt là "Mong cho con thành rồng, (thì nên) nếm mùi khổ sở cho thành người". Dịch ra tiếng Việt thì câu cú mất đi cái tính quảng cáo bùi tai của nó, trong tiếng Hoa thì hai vế, từng từ một, đều đối với nhau khá chỉnh.
Có mấy người nữa trong lớp cũng đặt hay lắm. Cô khen, bèn đem đi khoe lớp E (chúng tôi lớp D, thấp hơn một cấp), đem xuống văn phòng ban khoe nữa, nói lớp D mà biết đặt câu đối/quảng cáo thật khá.
Tôi hí hửng (nhưng cũng biết ở TQ các thầy cô hay khen chúng tôi lắm, chắc là để khích lệ tinh thần). Bây giờ nhớ lại đem lên đây rao bán câu quảng cáo này, công ty nào mua không?
Có mấy người nữa trong lớp cũng đặt hay lắm. Cô khen, bèn đem đi khoe lớp E (chúng tôi lớp D, thấp hơn một cấp), đem xuống văn phòng ban khoe nữa, nói lớp D mà biết đặt câu đối/quảng cáo thật khá.
Tôi hí hửng (nhưng cũng biết ở TQ các thầy cô hay khen chúng tôi lắm, chắc là để khích lệ tinh thần). Bây giờ nhớ lại đem lên đây rao bán câu quảng cáo này, công ty nào mua không?
Tôi đi bắn súng ...
Phần thưởng ...
... cho việc không vắng một giờ nào trong suốt khoảng 360 giờ học dù bị cảm hai lần trong mùa đông khắc nghiệt của Bắc Kinh (bạn tôi cúp học vài lần đi trượt tuyết vì ngày thường giá vé rẻ hơn ngày cuối tuần, tôi sợ té gãy chân nên không đi, dù trượt tuyết ở BK rẻ cực kỳ, nếu ở London tôi phải tốn khẳm tiền bay lên Scotland hoặc bay qua Switzerland cho cái trò tốn tiền này), hà hà:
Còn đây là thầy dạy môn đọc hiểu - Thầy Hàn Ngọc Quốc, Ph.D (韩玉国)
Chúng tôi thích thầy nhất, phong cách dạy tuyệt vời, hài hước không thể tả, chúng tôi cười lăn cười bò trong lớp học. Môn đọc hiểu là môn tôi tiến bộ nhanh nhất, riêng môn này tôi nâng level đọc hiểu của mình từ 23% lên 80% trong hai kỳ thi HSK trước vào sau khoá học (tức là khoảng từ level 2 HSK lên level 7 HSK cho riêng môn này). Đây là điều tôi happy nhất khi nhận được kết quả gởi về nhà mới đây. Ôi thầy của tôi tuyệt vời làm sao. (Tôi í ẹ môn Tổng hợp, làm cho kết quả chung bị kéo xuống level 5, có tức k chứ! Hồi đó lúc tôi học ở VN không chú trọng ngữ pháp, nên ngữ pháp quá yếu, viết câu dùng từ vớ vẩn, bây giờ sửa khó).
Note: HSK là kỳ thi xác định trình độ tiếng Hoa có giá trị toàn quốc (và quốc tế) cho người nước ngoài.
Còn đây là thầy dạy môn đọc hiểu - Thầy Hàn Ngọc Quốc, Ph.D (韩玉国)
Chúng tôi thích thầy nhất, phong cách dạy tuyệt vời, hài hước không thể tả, chúng tôi cười lăn cười bò trong lớp học. Môn đọc hiểu là môn tôi tiến bộ nhanh nhất, riêng môn này tôi nâng level đọc hiểu của mình từ 23% lên 80% trong hai kỳ thi HSK trước vào sau khoá học (tức là khoảng từ level 2 HSK lên level 7 HSK cho riêng môn này). Đây là điều tôi happy nhất khi nhận được kết quả gởi về nhà mới đây. Ôi thầy của tôi tuyệt vời làm sao. (Tôi í ẹ môn Tổng hợp, làm cho kết quả chung bị kéo xuống level 5, có tức k chứ! Hồi đó lúc tôi học ở VN không chú trọng ngữ pháp, nên ngữ pháp quá yếu, viết câu dùng từ vớ vẩn, bây giờ sửa khó).
Note: HSK là kỳ thi xác định trình độ tiếng Hoa có giá trị toàn quốc (và quốc tế) cho người nước ngoài.
Friday, 19 February 2010
Cái gì đây?
Xin thưa, là cái "Jiaozi" 饺子 tôi mới làm mấy bữa trước (lúc mới gói chưa nấu). Đây là món ăn phổ biến của người miền Bắc Trung Quốc, phổ biến nhất trong ngày tết và các ngày nào mà mọi người cùng nhau sum họp, cùng nhau làm làm gói gói những cái Jiaozi (Chinese dumplings) xinh xinh rồi cùng nhau ăn. Đây là một trong các món tôi thích lúc ở Bắc Kinh (vì không có nhiều dầu mỡ). Cùng làm thì vui, tôi một mình làm mất ba tiếng đồng hồ, đứng gói gãy xương sống mà gói được có 40 cái. Lại hơi xấu xí nữa, chứ người ta làm thì đẹp đẽ thế này
(photo source: http://www.asianculturalcentervt.org/html/events-old.htm)
Kệ, tôi làm hơi xấu nhưng mà ngon, không thua hàng thiệt ăn ở BK là mấy nhé!!! Tạm gọi là thành công, biết nói tiếng Tàu (tàm tạm), biết nấu đồ ăn Tàu (một món), cũng gọi là không uổng ba tháng ở Tàu...
19 tuổi và 29 tuổi khác nhau thế nào?
Lúc tôi ở KTX trong đại học Ngôn Ngữ Bắc Kinh ở chung phòng với một cô gái trẻ 19 tuổi. Cô học đại học năm hai, nhỏ nhắn, lịch sự, dễ thương, vui vẻ, không ồn ào (thật may phước cho tôi!). Chúng tôi khá hoà hợp, nhưng đại khái vẫn có một khoảng cách lớn như thế này:
- Cô trẻ trung và sành điệu, thường hay mua sắm hàng hiệu. Còn tôi thì không. Tôi ăn mặc xoàng xĩnh như một bà già chính cống. Tôi đi với cô vào các cửa hiệu tên tuổi của châu Âu nào tôi cũng quy ra tiền bảng và chê mắc, tôi bèn quay ra chợ mua hàng TQ (tất nhiên chất lượng TQ và trả giá khờ me!).
- Cô nhí nhảnh hay đi club cuối tuần 4-5 giờ sáng mới về nhà. Còn tôi thì không, tôi nghiêm chỉnh 11-12 giờ đêm đã ngủ, thứ bảy chủ nhật gì cũng 7h sáng đã dậy (Vì lớp học ngày nào cũng bắt đầu lúc 8h sáng đã dạy cho tôi kỷ luật sắt trong ba tháng trời, tôi trở nên gương mẫu gần nhất lớp trong cái khoảng đúng giờ).
- Thứ bảy chủ nhật là tôi tót đi thăm các danh lam thắng cảnh, còn cô đi lễ nhà thờ mỗi sáng chủ nhật và đi shopping thời gian còn lại. (Cô rất ngoan đạo, chỉ có mấy lần không đi lễ vì đêm hôm trước đi clubbing về hơi trễ). Tôi rất ngạc nhiên nghe cô nói chưa từng đi thăm Tử Cấm Thành bao giờ dù đã ở BK một năm, thế là hôm lễ quốc khánh chúng tôi cùng nhau đi thăm cái danh lam nổi tiếng nhất Bắc Kinh này.
- Cô hay nấu ăn mỗi sáng thứ bảy, còn tôi thì không (tôi không có dụng cụ nhà bếp chi hết, ngày nào cũng ăn ở căn tin trường). Cô chỉ nấu độc một món mì xào với trứng và bông cải xanh trong suốt thời gian tôi ở đó 3 tháng. (Cô nói cô không biết nấu món nào khác). Chỉ có một lần duy nhất tôi thấy cô làm thêm một món khác gì đó của Indonesia mất hết 4 tiếng đồng hồ (lúc đó tôi thấy cô đi khỏi bàn học lâu như vậy tôi tưởng là cô đã đi shopping rồi).
- Cô chán ghét người Trung Quốc, món ăn TQ, đại khái là chả thích một tí nào văn hoá lịch sử TQ cả. Cô ghét người TQ hôi hám lúc chen chúc trong tàu điện ngầm (cô ăn ở sạch sẽ lắm, tắm ngày 2 lần dù mùa đông 10 độ dưới không), cô ghét người TQ hay khạc nhổ tùm lum, cô ghét toilet công cộng của TQ không được sạch sẽ, cô ghét thức ăn TQ đầy dầu mỡ, có vẻ như cô chỉ muốn mau mau thoát khỏi TQ thôi (Chắc vì vậy nên cô không màng thăm thú các bảo tàng hay địa danh nổi tiếng nào cả). Tôi thì chỉ có 3 tháng, nên tôi mong thời gian của tôi đừng có chóng qua. (Tội nghiệp cô ghê).
- Cô hay xem TV nhạc tiếng Anh đại loại như dạng Lady Gaga, còn tôi thì chỉ đợi cô nghe xong để chuyển qua Talk show của TQ vì tôi ở TQ có 3 tháng trời, phải tranh thủ, trong khi cô ở những ba bốn năm, nên cô chẳng cần phải quá lo.
- Mỗi khi cô muốn nói chuyện riêng tư với bạn trai thì cô tha hồ líu lo qua webcam bằng tiếng Indonesia (đương nhiên tôi đâu có hiểu). Giọng cô to khoẻ nên tôi hơi nhức đầu mỗi khi cô cứ nói suốt mấy tiếng đồng hồ không nghỉ. Còn tôi chỉ dám thì thào vào webcam với bạn tôi bằng tiếng Anh vì cô cũng biết tiếng Anh (lẽ ra tôi phải kiếm bạn trai người VN!).
- Cô có một cái đuôi đeo bám (lúc cô đã chia tay cái bạn webcam nói trên), đi đâu cũng đi theo cô, kể cả đi shopping hàng tuần với cô. Còn tôi thì không. Tôi đi chơi với mấy bà già U30 trong lớp của tôi (hà tiện như tôi và cùng shop trong chợ như tôi).
- Tôi thích đọc sách còn cô thì không. Vì cô có cái đuôi nói trên nên ngày sinh nhật của cô tôi tặng cô một cuốn truyện ngắn hiện đại về Tình Yêu bằng tiếng Hoa, cô cám ơn tôi nhiều nhưng sau đó cô chưa từng đọc trang nào hết (cho đến giờ). Uổng thật, tiếng Hoa của cô lưu loát thế mà lại.
Cuối cùng có lẽ cô chán cảnh ở chung (với bà già như tôi hoặc các bà già đến sau), nên một tuần trước ngày tôi về Anh cô dọn ra ngoài ở một mình. (Cô khóc bù lu bù loa trên điện thoại lúc gia đình cô ban đầu phản đối ý định dọn ra ngoài của cô, tôi phải nhịn lắm mới không cười bò ra trước nỗi thống khổ của cô). Tôi thì cảm thấy may là đã ở chung với cô, nếu mà ở chung với cái người ở phòng kế bên của tôi ngày nào cũng vặn nhạc ầm ĩ và 3-4 giờ sáng mới ngủ, hoặc một số cô gái khác bầy hầy lộn xộn mà tiếng tăm lan khắp KTX thì càng chết tôi hơn nữa ấy chứ.
Hôm nay tình cờ tôi nhớ đến cô và thời gian tôi ở BK, nên tôi viết lại những cái điều đáng nhớ về cô. Ấy, tôi ý thức được mình già như thế nào lúc ở chung với cô gái trẻ 19 tuổi này…
- Cô trẻ trung và sành điệu, thường hay mua sắm hàng hiệu. Còn tôi thì không. Tôi ăn mặc xoàng xĩnh như một bà già chính cống. Tôi đi với cô vào các cửa hiệu tên tuổi của châu Âu nào tôi cũng quy ra tiền bảng và chê mắc, tôi bèn quay ra chợ mua hàng TQ (tất nhiên chất lượng TQ và trả giá khờ me!).
- Cô nhí nhảnh hay đi club cuối tuần 4-5 giờ sáng mới về nhà. Còn tôi thì không, tôi nghiêm chỉnh 11-12 giờ đêm đã ngủ, thứ bảy chủ nhật gì cũng 7h sáng đã dậy (Vì lớp học ngày nào cũng bắt đầu lúc 8h sáng đã dạy cho tôi kỷ luật sắt trong ba tháng trời, tôi trở nên gương mẫu gần nhất lớp trong cái khoảng đúng giờ).
- Thứ bảy chủ nhật là tôi tót đi thăm các danh lam thắng cảnh, còn cô đi lễ nhà thờ mỗi sáng chủ nhật và đi shopping thời gian còn lại. (Cô rất ngoan đạo, chỉ có mấy lần không đi lễ vì đêm hôm trước đi clubbing về hơi trễ). Tôi rất ngạc nhiên nghe cô nói chưa từng đi thăm Tử Cấm Thành bao giờ dù đã ở BK một năm, thế là hôm lễ quốc khánh chúng tôi cùng nhau đi thăm cái danh lam nổi tiếng nhất Bắc Kinh này.
- Cô hay nấu ăn mỗi sáng thứ bảy, còn tôi thì không (tôi không có dụng cụ nhà bếp chi hết, ngày nào cũng ăn ở căn tin trường). Cô chỉ nấu độc một món mì xào với trứng và bông cải xanh trong suốt thời gian tôi ở đó 3 tháng. (Cô nói cô không biết nấu món nào khác). Chỉ có một lần duy nhất tôi thấy cô làm thêm một món khác gì đó của Indonesia mất hết 4 tiếng đồng hồ (lúc đó tôi thấy cô đi khỏi bàn học lâu như vậy tôi tưởng là cô đã đi shopping rồi).
- Cô chán ghét người Trung Quốc, món ăn TQ, đại khái là chả thích một tí nào văn hoá lịch sử TQ cả. Cô ghét người TQ hôi hám lúc chen chúc trong tàu điện ngầm (cô ăn ở sạch sẽ lắm, tắm ngày 2 lần dù mùa đông 10 độ dưới không), cô ghét người TQ hay khạc nhổ tùm lum, cô ghét toilet công cộng của TQ không được sạch sẽ, cô ghét thức ăn TQ đầy dầu mỡ, có vẻ như cô chỉ muốn mau mau thoát khỏi TQ thôi (Chắc vì vậy nên cô không màng thăm thú các bảo tàng hay địa danh nổi tiếng nào cả). Tôi thì chỉ có 3 tháng, nên tôi mong thời gian của tôi đừng có chóng qua. (Tội nghiệp cô ghê).
- Cô hay xem TV nhạc tiếng Anh đại loại như dạng Lady Gaga, còn tôi thì chỉ đợi cô nghe xong để chuyển qua Talk show của TQ vì tôi ở TQ có 3 tháng trời, phải tranh thủ, trong khi cô ở những ba bốn năm, nên cô chẳng cần phải quá lo.
- Mỗi khi cô muốn nói chuyện riêng tư với bạn trai thì cô tha hồ líu lo qua webcam bằng tiếng Indonesia (đương nhiên tôi đâu có hiểu). Giọng cô to khoẻ nên tôi hơi nhức đầu mỗi khi cô cứ nói suốt mấy tiếng đồng hồ không nghỉ. Còn tôi chỉ dám thì thào vào webcam với bạn tôi bằng tiếng Anh vì cô cũng biết tiếng Anh (lẽ ra tôi phải kiếm bạn trai người VN!).
- Cô có một cái đuôi đeo bám (lúc cô đã chia tay cái bạn webcam nói trên), đi đâu cũng đi theo cô, kể cả đi shopping hàng tuần với cô. Còn tôi thì không. Tôi đi chơi với mấy bà già U30 trong lớp của tôi (hà tiện như tôi và cùng shop trong chợ như tôi).
- Tôi thích đọc sách còn cô thì không. Vì cô có cái đuôi nói trên nên ngày sinh nhật của cô tôi tặng cô một cuốn truyện ngắn hiện đại về Tình Yêu bằng tiếng Hoa, cô cám ơn tôi nhiều nhưng sau đó cô chưa từng đọc trang nào hết (cho đến giờ). Uổng thật, tiếng Hoa của cô lưu loát thế mà lại.
Cuối cùng có lẽ cô chán cảnh ở chung (với bà già như tôi hoặc các bà già đến sau), nên một tuần trước ngày tôi về Anh cô dọn ra ngoài ở một mình. (Cô khóc bù lu bù loa trên điện thoại lúc gia đình cô ban đầu phản đối ý định dọn ra ngoài của cô, tôi phải nhịn lắm mới không cười bò ra trước nỗi thống khổ của cô). Tôi thì cảm thấy may là đã ở chung với cô, nếu mà ở chung với cái người ở phòng kế bên của tôi ngày nào cũng vặn nhạc ầm ĩ và 3-4 giờ sáng mới ngủ, hoặc một số cô gái khác bầy hầy lộn xộn mà tiếng tăm lan khắp KTX thì càng chết tôi hơn nữa ấy chứ.
Hôm nay tình cờ tôi nhớ đến cô và thời gian tôi ở BK, nên tôi viết lại những cái điều đáng nhớ về cô. Ấy, tôi ý thức được mình già như thế nào lúc ở chung với cô gái trẻ 19 tuổi này…
Có một người Việt Nam xây dựng Tử Cấm Thành
(Tử Cấm Thành nhìn từ đỉnh Jingshan)
Lúc mình viết bài về Tử Cấm Thành để nộp mới phát hiện ra ông Nguyễn An. Mình bèn viết trong bài báo cáo cho cô rằng có một người VN xây Tử Cấm Thành. Cô cũng ngạc nhiên bèn đọc một đoạn mình viết cho cả lớp nghe.
Trích dưới đây là bài của ba viết, không phải của mình, cho đầy đủ tư liệu hơn:
NGUYỄN AN, NGƯỜI VIỆT NAM CÓ CÔNG LỚN TRONG VIỆC XÂY DỰNG BẮC KINH
Cố Cung còn gọi là Tử Cấm Thành, là một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới, tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Khách du lịch quốc tế không ngớt tới đó thăm viếng, trầm trồ khen ngợi, nhưng ít ai biết rằng công trình đó có sự đóng góp quan trọng của một người Việt Nam vào thời nhà Minh, đó là Nguyễn An.
Một số bài báo và sách vở của Trung Quốc và Đài Loan cung cấp tư liệu cho chúng ta về Nguyễn An như : “Dân chúng Bắc Bình nên kỷ niệm thái giám Nguyễn An, người An Nam” đăng trên tuần san sử địa Cái Thế, xuất bản ngày 11-11-1947 tại Thiên Tân. “Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài xây dựng Đại Bắc Kinh” đăng trên nhật báo Tiến Bộ ngày 2-2-1950 tại Thiên Tân. “Sự đóng góp cho Trung Quốc của người Giao Chỉ đời Minh” trích trong tạp chí Học nguyên của Hồng Công và sau này được đưa vào sách “Minh sử luận tùng” xuất bản tại Đài Loan.
Do đâu Nguyễn An tới Bắc Kinh ? Năm 1407, Trương Phụ, tướng của nhà Minh đem quân sang nước ta, lúc đó gọi là An Nam, với danh nghĩa giúp nhà Trần đánh nhà Hồ, bắt được cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương giải về Trung Quốc (Hồ Quý Ly bị an trí ở Quảng Tây, còn Hồ Hán Thương nhờ giỏi về binh khí, được cho làm quan, năm 1445 thăng đến chức Công Bộ thị lang, tương đương Thứ trưởng Bộ Công nghiệp ngày nay). Theo lệnh của Minh Thành Tổ, Trương Phụ khôi phục lại tên Giao Chỉ như đời Hán, và tuyển chọn nhân tài có học vấn 9000 người, cùng với 7700 nghệ nhân đưa về Trung Quốc để xây dựng kinh đô, ngoài ra còn chọn một số thanh thiếu niên thông minh, tuấn tú, đưa về Nam Kinh đào tạo thành thái giám để phục vụ trong cung, trong số đó có một vài người tài giỏi, nổi bật là : Phạm Hoành, Vương Cẩn và Nguyễn An. Đó là duyên cớ khiến Nguyễn An đến triều đình nhà Minh, thân cận với hoàng đế Minh triều và được tin dùng nhờ kiến thức và tài năng siêu việt. Thái giám người Giao Chỉ là một thế lực đáng kể tại triều đình nhà Minh, Phạm Hoành là người chủ trì việc xây dựng ngôi chùa lớn Vĩnh An Tự ở tây nam Bắc Kinh với kinh phí 70 vạn lạng bạc. Vương Cẩn (còn có tên Trần Vũ) là thái giám giả bị phát hiện nhưng vua miễn tội chết, còn ban cho cung nữ và nhiều vàng bạc. Nguyễn An được các vua Thành Tổ, Anh Tông tin dùng, giao cho trọng trách tiếp nối các công trình xây dựng Bắc Kinh. Để hiểu hơn về công việc của Nguyễn An, ta điểm qua một chút về sử đời Minh. Năm 1368 Chu Nguyên Chương diệt nhà Nguyên, lên ngôi hiệu là Minh Thái Tổ, đóng đô ở Kim Lăng (nay là Nam Kinh). Minh Thái Tổ băng, thái tử mất sớm, thái tôn (cháu đích tôn) lên ngôi hiệu là Huệ đế, năm 1399 bị Yên vương Chu Lệ là con thứ của Chu Nguyên Chương cướp ngôi, Chu Lệ lấy hiệu là Minh Thành Tổ, năm 1421 dời đô về Bắc Bình là kinh đô cũ của nhà Nguyên, đổi tên là Bắc Kinh, rồi giao Nguyễn An trông coi việc kiến thiết đô thành. Sách “Kỷ niên lịch sử Bắc Kinh” chép rằng đời vua Minh Anh Tông có hạ lệnh cho thái giám Nguyễn An xây dựng chín cửa thành lầu Bắc Kinh và làm đốc công xây dựng tường thành Bắc Kinh. Sách “Thủy Đông nhật ký” của Diệp Thịnh đời Minh ghi rằng :” Nguyễn An, cũng gọi là Á Lưu, người Giao Chỉ, thanh khiết, giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc. Trong các công trình xây dựng thành trì Bắc Kinh và chín cửa thành lầu, hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ ở Bắc Kinh và nạo vét sông Trạch Chư ở thôn Dương, đều có nhiều công lao to lớn. Các nhân viên thuộc hạ của Nguyễn An ở Bộ Công chẳng qua chỉ là những người thừa hành phận sự, thực hiện những công trình do Nguyễn An quy hoạch, thiết kế ra đó thôi." Trong 9 cửa thành lầu nói trên, ngày nay còn tồn tại cửa Chính dương còn gọi là Tiền môn ở phía nam quảng trường Thiên An môn.
Còn 2 cung, 3 điện là một quần thể kiến trúc to lớn của Cố Cung Bắc Kinh. Hai cung là Càn Thanh cung và Khôn Ninh cung. Ba điện là Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân xây lần đầu hoàn thành năm 1420 (đời Minh Thành Tổ) nhưng qua năm sau bị sét đánh cháy rụi. Mãi 20 năm sau, đến đời vua Anh Tông (niên hiệu Chính Thống) mới sai Nguyễn An thiết kế xây dựng lại. Sách “Chính Thống thực lục” ghi : "Ngày 10 tháng 2 năm Chính Thống thứ 6 (1441), hai cung, ba điện xây dựng hoàn thành, nhà vua ban thưởng cho Thái giám Nguyễn An và Tăng Bảo mỗi người 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa, 1 vạn quan tiền”. (Ba điện này đến năm 1557 bị cháy một lần nữa, thiệt hại nặng nề, đời Gia Tĩnh thứ 38 (1559) được khởi công xây dựng lại, 3 năm sau hoàn thành, đến1645 _đời Thuận Trị năm thứ 2 nhà Thanh_ được đổi tên thành điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa như ngày nay). Tháng 4 năm sau (1442), vua Anh Tông ra lệnh cho đội quân xây dựng của Nguyễn An gồm 7 vạn quan binh, thợ thủ công tiếp tục xây phủ Tôn nhân, Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Hồng Lô Tự, Khâm Thiên Giám, Viện Thái Y, Viện Hàn Lâm và Quốc Học (Quốc Tử Giám)...Trong các công trình này, nay còn lại Quốc Học tức là Thư viện thủ đô Bắc Kinh ngày nay. Năm Cảnh Thái thứ 7 (1456) đời Cảnh đế, sông Hoàng Hà tại vùng Trương Thu, Sơn Ðông, bị vỡ đê, triều đình lại cử Nguyễn An đi trị thủy, không may ông bị bệnh mất trên đường công tác. Mặc dù giữ cương vị quan trọng, công lao to lớn, nhưng ông sống thanh bạch, khi mất trong nhà không có tới 10 lạng bạc, tài năng và phẩm hạnh thanh cao của ông khiến người đương thời rất khâm phục và cảm mến.
Thiếu Bình ( Theo Minh sử, TQ sử lược )
Học ngoại ngữ thời hiện đại
Hồi hơn 10 năm trước lúc tôi bắt đầu học tiếng Hoa, tôi chưa có Internet ở nhà (lúc đó Internet còn mắc lắm), cũng không có từ điển điện tử, chỉ có từ điển giấy mà thôi. Ba có nhiều từ điển ở nhà lắm, to nhỏ đủ loại, Hoa Việt hay Việt Hoa, tự điển hay từ điển (đối với tiếng Hoa tự điển khác từ điển) có đủ. Tôi hay xài tự điển của Thiều Chửu, từ điển của ai quên rồi). Có khi tra một từ mất nửa tiếng đồng hồ hoặc có khi tìm hoài chẳng thấy, không biết nó thuộc bộ gì.
Gián đoạn một lúc lâu, tám năm sau tôi qua Bắc Kinh học. Trước khi qua tôi có nhờ bạn ở VN mua giùm cho một cái Kim từ điển (KTĐ) điện tử nhỏ. Bạn đi khảo sát về bảo cái model đó lỗi thời không ai thèm mua. Mình kệ, nói nó rẻ cứ mua, model khác mắc quá phí, vì không thường sử dụng, cái này chỉ để bỏ túi phòng thân thôi. Mình đã cài một cái tự điển Thiều Chửu điện tử trong laptop rồi.
Tưởng thế là ổn, lúc xài mới thấy hoá ra cái KTĐ của mình kém cỏi thiệt, không “vẽ” chữ lên màn hình được, báo hại đi siêu thị không tra chữ được nên bị “mù chữ” (thật ra rất dễ tra nếu biết đọc, hoặc nếu kiên nhẫn chọn kiểu đếm nét nhưng phiền lắm). Lúc vào lớp mới thấy mọi người trong lớp ai cũng mang theo một cái KTĐ khủng hàng hiệu (Sony hoặc Casio, to, nặng hơn nhiều so với cái KTĐ bé tí của mình, và đương nhiên là mắc hơn nhiều). Ngoài ra chúng nó làm mình ngạc nhiên biết bao nhiêu khi nói là không biết tra từ điển giấy, chưa từng xài bao giờ!!! Mình hơi ủ dột vì cái KTĐ thiếu-tiện-nghi, bèn đi vào nhà sách của trường, may thay tìm thấy một cuốn từ điển Hán-Việt cỡ trung bình khá hiện đại của Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục (sách, không phải điện tử), không mắc lắm (sách tiếng Việt ở Bắc Kinh hiếm như toilet công cộng sạch ở BK!!!) bèn rinh ngay về dù nó nặng khiếp. Sau đó mình hạnh phúc suốt 3 tháng ở BK với cái từ điển yêu dấu này (lúc đến lớp thì mang cái KTĐ bỏ túi, hoá ra rất tiện vì từ mới học ở lớp mình luôn biết cách phát âm trước nên tra rất dễ dàng).
Ngoài ra còn có hàng tấn từ điển trên mạng tha hồ tra, lại rất tiện lợi dễ dàng, vẽ chữ luôn không cần tra theo bộ, hoặc gõ theo pinyin, lại có rất nhiều chú thích và ví dụ dễ hiểu (một trang tôi hay xài là www.nciku.com). A, cái điều này làm cho tôi phạm tội “gian dối” mỗi khi bài tập quá nhiều. Có bài tập đặt câu mà nếu trong vòng 5 giây tôi không nghĩ ra câu nào hay ho thì tôi bèn bê nguyên cái ví dụ trên mạng chép vào tập!!! Còn nữa, Google Pinyin vô cùng lợi hại. Ngày xưa học gõ tiếng Hoa trên máy tính là cả công trình, học cả tháng mới biết gõ chữ, bây giờ gõ tiếng Hoa cũng nhanh như gõ tiếng Anh vậy, chẳng cần học.
Ngày xưa lớp học cũng đơn sơ, chỉ có phấn và bảng. Ngày nay phòng học có máy chiếu, máy tính, internet trực tiếp. Ngày xưa cô viết bảng trò chép theo, chấm hết. Ngày nay lớp học ở TQ đẻ ra lắm trò. Nào là thi hùng biện, đi thực tế về viết cảm nghĩ, đi du lịch trực tiếp nghe người hướng dẫn viên du lịch giảng giải, talk show trong lớp mỗi người “host” một bữa, trình bày các chủ đề tự do trên lớp (kèm media powper point các loại), làm quen với bạn TQ, bài tập thì nào là tự mình nói ghi âm rồi nộp, viết văn, viết truyện cười, viết lời cho tranh v.v và v.v … học thật là hứng thú. Lắm trò đến nỗi không thèm (thật ra không có thời gian) làm quen thêm với bạn người TQ nữa, mọi ngày nói tiếng Hoa với thầy cô/bạn trong lớp trẹo hết cả lưỡi! Thiếu điều nằm mơ cũng nói tiếng Tàu.
Công nghệ tiên tiến làm cho việc học hành ngày nay thật là thích!
Gián đoạn một lúc lâu, tám năm sau tôi qua Bắc Kinh học. Trước khi qua tôi có nhờ bạn ở VN mua giùm cho một cái Kim từ điển (KTĐ) điện tử nhỏ. Bạn đi khảo sát về bảo cái model đó lỗi thời không ai thèm mua. Mình kệ, nói nó rẻ cứ mua, model khác mắc quá phí, vì không thường sử dụng, cái này chỉ để bỏ túi phòng thân thôi. Mình đã cài một cái tự điển Thiều Chửu điện tử trong laptop rồi.
Tưởng thế là ổn, lúc xài mới thấy hoá ra cái KTĐ của mình kém cỏi thiệt, không “vẽ” chữ lên màn hình được, báo hại đi siêu thị không tra chữ được nên bị “mù chữ” (thật ra rất dễ tra nếu biết đọc, hoặc nếu kiên nhẫn chọn kiểu đếm nét nhưng phiền lắm). Lúc vào lớp mới thấy mọi người trong lớp ai cũng mang theo một cái KTĐ khủng hàng hiệu (Sony hoặc Casio, to, nặng hơn nhiều so với cái KTĐ bé tí của mình, và đương nhiên là mắc hơn nhiều). Ngoài ra chúng nó làm mình ngạc nhiên biết bao nhiêu khi nói là không biết tra từ điển giấy, chưa từng xài bao giờ!!! Mình hơi ủ dột vì cái KTĐ thiếu-tiện-nghi, bèn đi vào nhà sách của trường, may thay tìm thấy một cuốn từ điển Hán-Việt cỡ trung bình khá hiện đại của Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục (sách, không phải điện tử), không mắc lắm (sách tiếng Việt ở Bắc Kinh hiếm như toilet công cộng sạch ở BK!!!) bèn rinh ngay về dù nó nặng khiếp. Sau đó mình hạnh phúc suốt 3 tháng ở BK với cái từ điển yêu dấu này (lúc đến lớp thì mang cái KTĐ bỏ túi, hoá ra rất tiện vì từ mới học ở lớp mình luôn biết cách phát âm trước nên tra rất dễ dàng).
Ngoài ra còn có hàng tấn từ điển trên mạng tha hồ tra, lại rất tiện lợi dễ dàng, vẽ chữ luôn không cần tra theo bộ, hoặc gõ theo pinyin, lại có rất nhiều chú thích và ví dụ dễ hiểu (một trang tôi hay xài là www.nciku.com). A, cái điều này làm cho tôi phạm tội “gian dối” mỗi khi bài tập quá nhiều. Có bài tập đặt câu mà nếu trong vòng 5 giây tôi không nghĩ ra câu nào hay ho thì tôi bèn bê nguyên cái ví dụ trên mạng chép vào tập!!! Còn nữa, Google Pinyin vô cùng lợi hại. Ngày xưa học gõ tiếng Hoa trên máy tính là cả công trình, học cả tháng mới biết gõ chữ, bây giờ gõ tiếng Hoa cũng nhanh như gõ tiếng Anh vậy, chẳng cần học.
Ngày xưa lớp học cũng đơn sơ, chỉ có phấn và bảng. Ngày nay phòng học có máy chiếu, máy tính, internet trực tiếp. Ngày xưa cô viết bảng trò chép theo, chấm hết. Ngày nay lớp học ở TQ đẻ ra lắm trò. Nào là thi hùng biện, đi thực tế về viết cảm nghĩ, đi du lịch trực tiếp nghe người hướng dẫn viên du lịch giảng giải, talk show trong lớp mỗi người “host” một bữa, trình bày các chủ đề tự do trên lớp (kèm media powper point các loại), làm quen với bạn TQ, bài tập thì nào là tự mình nói ghi âm rồi nộp, viết văn, viết truyện cười, viết lời cho tranh v.v và v.v … học thật là hứng thú. Lắm trò đến nỗi không thèm (thật ra không có thời gian) làm quen thêm với bạn người TQ nữa, mọi ngày nói tiếng Hoa với thầy cô/bạn trong lớp trẹo hết cả lưỡi! Thiếu điều nằm mơ cũng nói tiếng Tàu.
Công nghệ tiên tiến làm cho việc học hành ngày nay thật là thích!
Mộng Uyên Ương Hồ Điệp
Có lần cô chủ nhiệm (môn Nói) bắt chúng tôi viết truyện cười (cô chủ nhiệm lúc nào cũng ra một đống bài tập đủ loại, chứ không phải môn Nói thì chỉ vào lớp mở miệng ra Nói là đủ đâu nhé). Cô bắt đầu thế này để chúng tôi viết tiếp: Có một đôi vợ chồng đang ngồi trên ghế đá công viên, người vợ đang xem quyển sách mang theo bên mình …
Hôm đó tôi bỗng nhớ lại bài nhạc chủ đề của phim Bao Thanh Thiên (Tân Uyên Ương Hồ Điệp Mộng – đến giờ tôi vẫn thích bài này lắm, tôi lớn lên với bộ phim này mà). Thế là tôi viết tiếp theo thế này:
… người chồng không làm gì cả, chỉ ngồi ngắm phong cảnh công viên. Hôm đó tiết trời thật đẹp, gió xuân nhè nhẹ thổi. Có một đôi bướm từ đâu nhịp nhàng bay ngang chỗ họ ngồi, người vợ thốt nhiên ngẩng đầu lên nhìn thấy đôi bướm, bèn nói với ông chồng: “Mình xem kìa, thật giống như là mộng uyên ương hồ điệp, sống cùng sống bên nhau …”. Người vợ chưa kịp nói xong, ông chồng đã dùng một cây vợt nhỏ quơ một cái tóm gọn đôi bướm, rồi tiếp lời vợ: “…chết cho mày cùng chết”. Ông ta vừa nói vừa lôi từ trong túi xách ra một cuốn tập có tựa đề là “Bộ sưu tập bướm”.
(Photo source: http://www.nipic.com/show/5/20/68dd439838a2bfb4.html)
一对夫妇坐在公园的长椅上,妻子看着一本随身带来的书,丈夫没做什么,只看看公园的风景。那天天气很好,春风轻轻吹。有一对蝴蝶协调地向他们飞过来,妻子俄然抬起头来看到它们,就跟丈夫说:“你看,真是一个鸳鸯蝴蝶梦,生一起生。。。”妻子还没说完,丈夫已经用一个小网兜捉住了那对蝴蝶,接着说“死就一起死”。他一边说一边从他的包里拿出来一本书,书名叫做“蝴蝶收集”。
(Có ai cười không nhỉ?)
Hôm đó tôi bỗng nhớ lại bài nhạc chủ đề của phim Bao Thanh Thiên (Tân Uyên Ương Hồ Điệp Mộng – đến giờ tôi vẫn thích bài này lắm, tôi lớn lên với bộ phim này mà). Thế là tôi viết tiếp theo thế này:
… người chồng không làm gì cả, chỉ ngồi ngắm phong cảnh công viên. Hôm đó tiết trời thật đẹp, gió xuân nhè nhẹ thổi. Có một đôi bướm từ đâu nhịp nhàng bay ngang chỗ họ ngồi, người vợ thốt nhiên ngẩng đầu lên nhìn thấy đôi bướm, bèn nói với ông chồng: “Mình xem kìa, thật giống như là mộng uyên ương hồ điệp, sống cùng sống bên nhau …”. Người vợ chưa kịp nói xong, ông chồng đã dùng một cây vợt nhỏ quơ một cái tóm gọn đôi bướm, rồi tiếp lời vợ: “…chết cho mày cùng chết”. Ông ta vừa nói vừa lôi từ trong túi xách ra một cuốn tập có tựa đề là “Bộ sưu tập bướm”.
(Photo source: http://www.nipic.com/show/5/20/68dd439838a2bfb4.html)
一对夫妇坐在公园的长椅上,妻子看着一本随身带来的书,丈夫没做什么,只看看公园的风景。那天天气很好,春风轻轻吹。有一对蝴蝶协调地向他们飞过来,妻子俄然抬起头来看到它们,就跟丈夫说:“你看,真是一个鸳鸯蝴蝶梦,生一起生。。。”妻子还没说完,丈夫已经用一个小网兜捉住了那对蝴蝶,接着说“死就一起死”。他一边说一边从他的包里拿出来一本书,书名叫做“蝴蝶收集”。
(Có ai cười không nhỉ?)
Thu Hỉ
Có lần giờ Thực Tế chúng tôi đi thăm Viện Bảo Tàng Phim Ảnh Trung Quốc(中国电影博物馆). Sau đó xem một bộ phim TQ 秋喜 (Qiu Xi - Thu Hỉ). Bài thu hoạch là viết bất kỳ cái gì mình thích, cho một ít cảm nghĩ, về bảo tàng hay về bộ phim cũng được. Tôi chọn viết về bộ phim ở một góc độ mà tôi thích (tôi có khóc một tí lúc xem phim nên tôi nghĩ ghi lại cảm xúc của mình cũng đáng). Tôi đăng nguyên bài tôi viết lên đây chơi nhé (phần tiếng Hoa đã được cô sửa, nhưng mà cô rất hạn chế sửa văn của trò, chỉ sửa những lỗi ngữ pháp nghiêm trọng, nên bạn nào đọc phần tiếng Hoa có thấy buồn cười thì thông cảm nhé, tôi đang học mà).
À, mà ai định xem phim này thì khoan hẵng đọc bài bình này nhé, mất đi sự ngạc nhiên. Nếu mà chưa xem thì xem đi, cũng khá hay (3.5/5 theo tôi).
(source: Google image)
秋喜 Thu Hỉ
Tôi thương cho tình yêu của Thu Hỉ dành cho Yên Hải Thanh. Tôi đau lòng khi Yên Hải Thanh khóc Thu Hỉ. Trời mưa tầm tã, nước mắt của anh cũng tầm tã, người con gái này yêu anh bằng một tình yêu trong sáng và thuần khiết biết bao. Tôi không rõ anh có yêu lại Thu Hỉ hay không, nhưng lòng anh chắc chắn đau đớn tan nát trước cái chết của cô. Bi kịch ở chỗ, chính anh lại là người nã ba phát đạn vào người cô một cách vô tình.
我爱秋喜对晏海清的爱。 我痛心看晏海清哭秋喜。天纷纷下雨,他泪也如雨下,这姑娘清纯得多么爱他。晏海清爱不爱秋喜还不很清楚,可是他一定为了秋喜的死心碎了。悲剧是,他自己亲手开了三抢杀死了秋喜.
Hỏi thế gian tình là gì, mà khiến cho người ta sinh tử tương hứa. Họ không hề hứa hẹn với nhau. Nhưng Thu Hỉ tình nguyện ở lại trong làn tên đạn pháo để chăm sóc cho người cô yêu. Lòng chẳng phải đã tự hẹn cùng sinh tử tương hứa với Yên Hải Thanh đó sao? Nàng chỉ là người hầu, nhưng nàng yêu Yên Hải Thanh bằng một tình yêu trong sáng thuần khiết nhất, khiến cho người ta cảm động rơi lệ. Nàng cắn vào tay Hải Thanh trong nước mắt đầm đìa, để chàng đừng quên nàng, Hải Thanh chỉ chịu một cái đau nho nhỏ. Vì liên quan đến Hải Thanh, cuối cùng nàng hứng chịu cái chết đau đớn biết bao. Bức màn vải thật vô tình. Hai người đàn ông nói chuyện biết bao lâu trước khi bắn, thì bấy lâu nàng đau đớn biết trước kết cục sẽ đến với mình mà không sao làm gì được. Lại nghe được biết rằng chính người mình yêu sẽ bắn mình mà chính anh không hề hay biết, còn gì đau đớn bằng? Cuối cùng, vì cái chết của Thu Hỉ, Yên Hải Thanh đã đối diện với kẻ ác dù biết trước kết quả bi quan. Như vậy cuối cùng không phải họ đã sinh tử tương hứa đó sao?
问世间情为何物,真教人生死相许. 他们从不相许,但是秋喜愿意留在危险的环境照顾她真爱的人,不是生死相许吗?她只是一个女佣,然而她爱海清爱得最清纯甜美,使人感动落泪。她纷纷洒泪得咬海清的胳臂,让海清不忘记她,海清只是有点儿疼。为了跟海清有关系,终于秋喜受到痛苦的死。无情的布帐。两个男人说话多长时间,那么多的时间里秋喜都痛苦地无可奈何地等着她生命的结束。还听到情侣的声音打算开枪,而他自己却并不知道,还有什么比这痛苦更大?终于,因为秋喜的死,虽然知道悲剧的结果,晏海清终于也要对面恶人,不是他们已经生死相许吗?
Tôi thương cho cả Yên Hải Thanh và Thu Hỉ. Không phải là chiến tranh tàn khốc, mà là lòng tàn nhẫn của con người dường như không có giới hạn. Chiến tranh chỉ là cái cớ để người ta tàn nhẫn với nhau.
我疼爱连晏海清带秋喜。不是战争残酷,就是有人的心理无边残忍。战争只是个来对别人更加残忍的借口。
Cả ba diễn viên Quách Hiểu Đông (Yên Hải Thanh), Giang Nhất Yến (Thu Hỉ) và Tôn Thuần (Hạ Huệ Dân) đều diễn tốt vai diễn của mình. Giang Nhất Yến không có nhiều đất diễn trong vai diễn khá đơn giản này, nhưng cô đã làm nổi bật hình tượng trong sáng của Thu Hỉ và làm tôi cảm động với tình yêu của cô. Tôn Thuần diễn tốt vai kẻ ác của mình. Tôi thích nhất diễn viên Quách Hiểu Đông và vai diễn Yên Hải Thanh của anh, nếu tôi là Thu Hỉ có lẽ tôi cũng yêu Yên Hải Thanh. Đoạn phim khi Yên Hải Thanh biết được sự thật chính mình bắn chết Thu Hỉ và quỳ gối khóc nàng Thu Hỉ trong mưa khiến cho tôi đau lòng. Thủ pháp nghệ thuật ở cuối bộ phim khi anh trúng đạn mà máu không chảy bên ngoài áo vest, không bầy nhầy gục ngã, vẫn hiên ngang vẫn kiên cường, tôi cho là rất hay.
三个演员郭晓冬(晏海清),江一燕(秋喜),和孙淳(夏惠民)都演好了他们的人物。江一燕在这个简单的人物中没有很多机会来演出,可是她显出了一个情纯的秋喜形象,她的爱情使我感动。孙淳演好了他恶人的人物。我最喜欢郭晓冬和他的人物。要是我是秋喜我也可能爱晏海清。在晏海清认识了他射击秋喜的事实后和他在雨下跪下他的膝盖哭秋喜的景象使我心痛。最后的景象,他中了弹但是外衣没有杂乱的血,还不跌下,还坚强,这是很高的艺术手法。
Cho dù cuối cùng cái ác chết đi, nhưng cái thiện cũng chết theo. Chao ôi thế gian vô tình, mà cuộc đời như phù du.
终于恶死,善也死。世间多么无情,人生多么飘浮不定。
--------
Lời phê của cô này: 非常好!写得很感人,也很深刻. Rất tốt! Viết rất cảm động và rất sâu sắc. (Cô đem đọc một đoạn nhỏ cho cả lớp nghe).
Hà hà, có uỷ mị sướt mướt quá không nhỉ? Hừm, nghệ thuật mà …
À, mà ai định xem phim này thì khoan hẵng đọc bài bình này nhé, mất đi sự ngạc nhiên. Nếu mà chưa xem thì xem đi, cũng khá hay (3.5/5 theo tôi).
(source: Google image)
秋喜 Thu Hỉ
Tôi thương cho tình yêu của Thu Hỉ dành cho Yên Hải Thanh. Tôi đau lòng khi Yên Hải Thanh khóc Thu Hỉ. Trời mưa tầm tã, nước mắt của anh cũng tầm tã, người con gái này yêu anh bằng một tình yêu trong sáng và thuần khiết biết bao. Tôi không rõ anh có yêu lại Thu Hỉ hay không, nhưng lòng anh chắc chắn đau đớn tan nát trước cái chết của cô. Bi kịch ở chỗ, chính anh lại là người nã ba phát đạn vào người cô một cách vô tình.
我爱秋喜对晏海清的爱。 我痛心看晏海清哭秋喜。天纷纷下雨,他泪也如雨下,这姑娘清纯得多么爱他。晏海清爱不爱秋喜还不很清楚,可是他一定为了秋喜的死心碎了。悲剧是,他自己亲手开了三抢杀死了秋喜.
Hỏi thế gian tình là gì, mà khiến cho người ta sinh tử tương hứa. Họ không hề hứa hẹn với nhau. Nhưng Thu Hỉ tình nguyện ở lại trong làn tên đạn pháo để chăm sóc cho người cô yêu. Lòng chẳng phải đã tự hẹn cùng sinh tử tương hứa với Yên Hải Thanh đó sao? Nàng chỉ là người hầu, nhưng nàng yêu Yên Hải Thanh bằng một tình yêu trong sáng thuần khiết nhất, khiến cho người ta cảm động rơi lệ. Nàng cắn vào tay Hải Thanh trong nước mắt đầm đìa, để chàng đừng quên nàng, Hải Thanh chỉ chịu một cái đau nho nhỏ. Vì liên quan đến Hải Thanh, cuối cùng nàng hứng chịu cái chết đau đớn biết bao. Bức màn vải thật vô tình. Hai người đàn ông nói chuyện biết bao lâu trước khi bắn, thì bấy lâu nàng đau đớn biết trước kết cục sẽ đến với mình mà không sao làm gì được. Lại nghe được biết rằng chính người mình yêu sẽ bắn mình mà chính anh không hề hay biết, còn gì đau đớn bằng? Cuối cùng, vì cái chết của Thu Hỉ, Yên Hải Thanh đã đối diện với kẻ ác dù biết trước kết quả bi quan. Như vậy cuối cùng không phải họ đã sinh tử tương hứa đó sao?
问世间情为何物,真教人生死相许. 他们从不相许,但是秋喜愿意留在危险的环境照顾她真爱的人,不是生死相许吗?她只是一个女佣,然而她爱海清爱得最清纯甜美,使人感动落泪。她纷纷洒泪得咬海清的胳臂,让海清不忘记她,海清只是有点儿疼。为了跟海清有关系,终于秋喜受到痛苦的死。无情的布帐。两个男人说话多长时间,那么多的时间里秋喜都痛苦地无可奈何地等着她生命的结束。还听到情侣的声音打算开枪,而他自己却并不知道,还有什么比这痛苦更大?终于,因为秋喜的死,虽然知道悲剧的结果,晏海清终于也要对面恶人,不是他们已经生死相许吗?
Tôi thương cho cả Yên Hải Thanh và Thu Hỉ. Không phải là chiến tranh tàn khốc, mà là lòng tàn nhẫn của con người dường như không có giới hạn. Chiến tranh chỉ là cái cớ để người ta tàn nhẫn với nhau.
我疼爱连晏海清带秋喜。不是战争残酷,就是有人的心理无边残忍。战争只是个来对别人更加残忍的借口。
Cả ba diễn viên Quách Hiểu Đông (Yên Hải Thanh), Giang Nhất Yến (Thu Hỉ) và Tôn Thuần (Hạ Huệ Dân) đều diễn tốt vai diễn của mình. Giang Nhất Yến không có nhiều đất diễn trong vai diễn khá đơn giản này, nhưng cô đã làm nổi bật hình tượng trong sáng của Thu Hỉ và làm tôi cảm động với tình yêu của cô. Tôn Thuần diễn tốt vai kẻ ác của mình. Tôi thích nhất diễn viên Quách Hiểu Đông và vai diễn Yên Hải Thanh của anh, nếu tôi là Thu Hỉ có lẽ tôi cũng yêu Yên Hải Thanh. Đoạn phim khi Yên Hải Thanh biết được sự thật chính mình bắn chết Thu Hỉ và quỳ gối khóc nàng Thu Hỉ trong mưa khiến cho tôi đau lòng. Thủ pháp nghệ thuật ở cuối bộ phim khi anh trúng đạn mà máu không chảy bên ngoài áo vest, không bầy nhầy gục ngã, vẫn hiên ngang vẫn kiên cường, tôi cho là rất hay.
三个演员郭晓冬(晏海清),江一燕(秋喜),和孙淳(夏惠民)都演好了他们的人物。江一燕在这个简单的人物中没有很多机会来演出,可是她显出了一个情纯的秋喜形象,她的爱情使我感动。孙淳演好了他恶人的人物。我最喜欢郭晓冬和他的人物。要是我是秋喜我也可能爱晏海清。在晏海清认识了他射击秋喜的事实后和他在雨下跪下他的膝盖哭秋喜的景象使我心痛。最后的景象,他中了弹但是外衣没有杂乱的血,还不跌下,还坚强,这是很高的艺术手法。
Cho dù cuối cùng cái ác chết đi, nhưng cái thiện cũng chết theo. Chao ôi thế gian vô tình, mà cuộc đời như phù du.
终于恶死,善也死。世间多么无情,人生多么飘浮不定。
--------
Lời phê của cô này: 非常好!写得很感人,也很深刻. Rất tốt! Viết rất cảm động và rất sâu sắc. (Cô đem đọc một đoạn nhỏ cho cả lớp nghe).
Hà hà, có uỷ mị sướt mướt quá không nhỉ? Hừm, nghệ thuật mà …
Mộng hoa niên
Chuyện về Bắc Kinh hình như vẫn chưa kết thúc, còn nhiều điều tôi muốn kể về Bắc Kinh lắm. Nhưng mà, lúc tôi ở BK cường độ học trên lớp một ngày 6 tiếng, về nhà làm bài tập ngập đầu, thêm cái BK chặn blog của tôi và nhiều trang web khác, nên không có update được, đến giờ này rỗi rãi thông thả mới có dịp lôi ra mà dông dài. Thông tin dù chẳng còn cập nhật, nhưng mà kệ, blog chẳng phải là nhật ký nơi ghi lại những điều hay ho sao?
Kể về lớp D1 của tôi nhé. (A là trình độ cơ bản mới vào, B là đã biết được khoảng 800 từ, C khoảng 1500 từ, D khoảng 2500 từ, E 3500 từ và F là trên 4000 từ). Lớp tăng cường ngắn hạn đợt tôi học không có đủ người đăng ký lớp F, nên chỉ có đến lớp E thôi. Lớp tôi có 20 người, đến từ Hàn Quốc là đông nhất (5 người), sau đó đến Nhật Bản, Indonesia, Mỹ, Ý, HongKong, Thái Lan, Ba Lan, Singapore, Việt Nam (chỉ có một mình tôi từ VN trong tất cả các lớp từ A-E).
Tôi có 4 thầy cô cho các môn Tổng hợp (10 tiếng/tuần), Nói (8 tiếng), Nghe (4 tiếng), Đọc (4 tiếng), Nghe nhìn (2 tiếng), đi Thực Tế (2 tiếng). Tổng cộng 30 tiếng/tuần. Môn nào tôi cũng thích cả, chỉ có ít thích nhất là môn Nói (tôi vốn lười giao tiếp, đặc biệt là nói ở trình độ D thì không còn giao tiếp cơ bản hằng ngày nữa mà gần giống như tranh luận hùng biện. Mà các đề tài Nói trong sách tôi không thích lắm, nó nghiêng về xã hội văn hoá và cách nhìn của người Trung Quốc nhiều quá, hơi bị thiếu khách quan). Môn nghe nhìn đặc biệt hay, lấy trực tiếp từ các talk show của đài truyền hình TQ ra. Từ đó tôi mới ngẩn người vì ngạc nhiên với cách nhìn đời của các cậu ấm cô chiêu con một của TQ. Ví dụ có talk show bàn về việc lớn rồi có nên xài tiền của cha mẹ không, xài thì có trả không… Có một cô chiêu trả lời đại ý là đương nhiên nên xài tiền của cha mẹ chứ, và đương nhiên không nên trả lại, là vì phải cho cha mẹ một cơ hội xài tiền, cha mẹ có một đứa con, không cho cha mẹ cơ hội xài tiền cho con thì tiền của cha mẹ dành dụm để làm gì (?!) v.v và v.v … Môn Thực Tế tức là đi thăm thú các nơi đáng thăm xong về viết thu hoạch cảm nghĩ.
Tôi thích khoảng thời gian học ở TQ lắm lắm. Chỉ ở TQ có ba tháng mà tôi gần như xem được tivi (phim thì dễ, talk show khó nghe dã man, nhìn chung chắc khoảng 60%), cần nói thêm là 10 năm trước đó tôi bắt đầu học tiếng Hoa đã mất 3 năm nhé, nhưng học rỉ rả chừng có 4 tiếng/tuần. Điều ngạc nhiên nhất là tôi đọc chữ phụ đề hiểu nhanh hơn nghe nói (làm cho trong lớp Nghe nhìn cô phải che đi dòng chữ phụ đề, không thì giờ “Nghe nhìn” trở thành giờ “Đọc hiểu” mất!!!). Nếu mà tôi có điều kiện thì tôi đã ở lại TQ một năm chứ không phải 3 tháng. 3 tháng ở TQ hiệu quả có thể so bằng tôi học một năm rưỡi ở VN. (Chỉ có vấn đề đầu tiên là tiền đâu thì hơi nhức nhối).
Tuổi hoa niên tươi đẹp, xem như tôi đã hoàn thành ước nguyện của mình hồi hoa niên là qua Trung Quốc học (dù học 3 tháng chứ không phải học đại học, dù lúc 28 tuổi chứ không phải lúc 18 tuổi), thì cũng xem như mộng đã thành …
梦圆了!
Kể về lớp D1 của tôi nhé. (A là trình độ cơ bản mới vào, B là đã biết được khoảng 800 từ, C khoảng 1500 từ, D khoảng 2500 từ, E 3500 từ và F là trên 4000 từ). Lớp tăng cường ngắn hạn đợt tôi học không có đủ người đăng ký lớp F, nên chỉ có đến lớp E thôi. Lớp tôi có 20 người, đến từ Hàn Quốc là đông nhất (5 người), sau đó đến Nhật Bản, Indonesia, Mỹ, Ý, HongKong, Thái Lan, Ba Lan, Singapore, Việt Nam (chỉ có một mình tôi từ VN trong tất cả các lớp từ A-E).
Tôi có 4 thầy cô cho các môn Tổng hợp (10 tiếng/tuần), Nói (8 tiếng), Nghe (4 tiếng), Đọc (4 tiếng), Nghe nhìn (2 tiếng), đi Thực Tế (2 tiếng). Tổng cộng 30 tiếng/tuần. Môn nào tôi cũng thích cả, chỉ có ít thích nhất là môn Nói (tôi vốn lười giao tiếp, đặc biệt là nói ở trình độ D thì không còn giao tiếp cơ bản hằng ngày nữa mà gần giống như tranh luận hùng biện. Mà các đề tài Nói trong sách tôi không thích lắm, nó nghiêng về xã hội văn hoá và cách nhìn của người Trung Quốc nhiều quá, hơi bị thiếu khách quan). Môn nghe nhìn đặc biệt hay, lấy trực tiếp từ các talk show của đài truyền hình TQ ra. Từ đó tôi mới ngẩn người vì ngạc nhiên với cách nhìn đời của các cậu ấm cô chiêu con một của TQ. Ví dụ có talk show bàn về việc lớn rồi có nên xài tiền của cha mẹ không, xài thì có trả không… Có một cô chiêu trả lời đại ý là đương nhiên nên xài tiền của cha mẹ chứ, và đương nhiên không nên trả lại, là vì phải cho cha mẹ một cơ hội xài tiền, cha mẹ có một đứa con, không cho cha mẹ cơ hội xài tiền cho con thì tiền của cha mẹ dành dụm để làm gì (?!) v.v và v.v … Môn Thực Tế tức là đi thăm thú các nơi đáng thăm xong về viết thu hoạch cảm nghĩ.
Tôi thích khoảng thời gian học ở TQ lắm lắm. Chỉ ở TQ có ba tháng mà tôi gần như xem được tivi (phim thì dễ, talk show khó nghe dã man, nhìn chung chắc khoảng 60%), cần nói thêm là 10 năm trước đó tôi bắt đầu học tiếng Hoa đã mất 3 năm nhé, nhưng học rỉ rả chừng có 4 tiếng/tuần. Điều ngạc nhiên nhất là tôi đọc chữ phụ đề hiểu nhanh hơn nghe nói (làm cho trong lớp Nghe nhìn cô phải che đi dòng chữ phụ đề, không thì giờ “Nghe nhìn” trở thành giờ “Đọc hiểu” mất!!!). Nếu mà tôi có điều kiện thì tôi đã ở lại TQ một năm chứ không phải 3 tháng. 3 tháng ở TQ hiệu quả có thể so bằng tôi học một năm rưỡi ở VN. (Chỉ có vấn đề đầu tiên là tiền đâu thì hơi nhức nhối).
Tuổi hoa niên tươi đẹp, xem như tôi đã hoàn thành ước nguyện của mình hồi hoa niên là qua Trung Quốc học (dù học 3 tháng chứ không phải học đại học, dù lúc 28 tuổi chứ không phải lúc 18 tuổi), thì cũng xem như mộng đã thành …
梦圆了!
Thursday, 18 February 2010
Hawthorn là cái chi?
Hôm nay học đến bài“有种水果叫香蕉” thấy có nhắc đến 山楂 , bèn mở tự điển tiếng Việt, thấy dịch là cây táo gai, tiếng Anh là hawthorn, tra Google image thì ra là cái trái này:
(source: Google images)
Trái này mình thấy bán nhan nhãn ở ngoài chợ ở Bắc Kinh mà không biết tên chi, giống giống apple nhưng nhỏ xíu.
Trái này đem đi bọc đường thì gọi là 冰糖葫芦 (hồ lô bọc đường), tên nghe hay ra phết, thật giống quả hồ lô nho nhỏ. Ăn vào bùi bùi chua chua, cân bằng với vị ngọt thanh của lớp đường áo bên ngoài, đây là một trong các thức ăn đường phố đáng yêu của BK mà các cô gái TQ rất thích (chỉ cần cẩn thận vấn đề vệ sinh thực phẩm đường phố một chút).
Hai từ này làm tôi nhớ lại quãng thời gian ngắn ở TQ, bèn tí ta tí tởn một hồi nhìn ngắm các cái hình trên google images, thèm cái vị chua chua ngọt bùi bùi của hồ lô bọc đường quá.
(photos: http://bbs.local.163.com/bbs/localms/159299716.html)
(source: Google images)
Trái này mình thấy bán nhan nhãn ở ngoài chợ ở Bắc Kinh mà không biết tên chi, giống giống apple nhưng nhỏ xíu.
Trái này đem đi bọc đường thì gọi là 冰糖葫芦 (hồ lô bọc đường), tên nghe hay ra phết, thật giống quả hồ lô nho nhỏ. Ăn vào bùi bùi chua chua, cân bằng với vị ngọt thanh của lớp đường áo bên ngoài, đây là một trong các thức ăn đường phố đáng yêu của BK mà các cô gái TQ rất thích (chỉ cần cẩn thận vấn đề vệ sinh thực phẩm đường phố một chút).
Hai từ này làm tôi nhớ lại quãng thời gian ngắn ở TQ, bèn tí ta tí tởn một hồi nhìn ngắm các cái hình trên google images, thèm cái vị chua chua ngọt bùi bùi của hồ lô bọc đường quá.
(photos: http://bbs.local.163.com/bbs/localms/159299716.html)
Wednesday, 3 February 2010
Vì sao ở Bắc Kinh nên biết đọc chữ?
Hôm nọ tôi đi ăn món lẩu (hotpot) ở quán 下铺 Xiapu Xiapu. Lòng háo hức bước vào quán sau khi đã phải lấy số và chờ 1 giờ 30 phút. Quang cảnh ấm cúng mời gọi thế này
Tôi tá hoả khi được đưa cho cái thực đơn:
Chao ôi chữ nhiều như sao trên trời, tuyệt không có một cái hình hay chút tiếng Anh nào gọi là minh hoạ. Mà nguyên liệu của lẩu đâu có dễ đọc, đâu có phải là chọn cái lẩu cá hay lẩu bò, heo gì đó là xong đâu. Phải chọn từng thứ rau cỏ củ nấm, nước lẩu, sốt để chấm và còn nhiều thứ gì gì nữa cơ. Tôi đây biết nói chuyện chút đỉnh, đi chợ thì chỉ trỏ “tôi mua cái này, tôi mua cái kia”, đại khái biết đậu hũ dưa leo cải thảo, chứ mấy cái thứ rau cỏ phức tạp hơn thì làm gì mà biết. Chưa ăn mà mồ hôi tự nhiên vã ra. Cô phục vụ đứng chờ, tôi cứ ú ớ làm ra vẻ đang đọc. May quá tôi đi với cô bạn người Nhật, đối với chữ Hán cô nàng đọc có phần quen hơn, nên tôi đẩy qua cho nàng. Nàng cũng đọc được có hơn một chút chứ cũng không biết đọc hết, chúng tôi bèn gọi một cái lẩu “chung chung” là thịt bò, vài loại nấm, rong biển, nấm mèo, cải, mì. Cô phục vụ hỏi sốt gì, chúng tôi ngớ ra. Cô bèn chỉ một loại sốt với cái tên rối rắm, cả hai tôi đều ờ ờ đồng ý. Ăn ngon thật là ngon, mà rẻ nữa. Ăn xong tôi nhũn nhặn hỏi cô phục vụ rằng có thể cho tôi một bản thực đơn mang về nhà để tôi học đọc, lần sau ra biết đường mà gọi đồ ăn. Cô đang bận lắm, nhưng nghe xong thì dừng tay lại nhìn tôi mỉm cười, và rằng, không được đâu, không ai được mang cái thực đơn này ra khỏi quán ăn. Tôi đành chụp một bức hình hai chúng tôi ăn xong vui vẻ:
Ghi chú: Hai cái người ngồi bên trái tôi cứ nhìn chúng tôi cười mỉm hoài lúc tôi đọc thực đơn và gọi đồ ăn.
(viết tháng 10/2009)
Update: lần cuối cùng đi ăn ở quán này trước khi rời Bắc Kinh tôi chôm thành công cái menu đem về nhà, thậm chí mang cả về Anh, bây giờ nó đang nằm chơ vơ trên kệ sách chờ được đọc (hay học gì đó), nhưng mà tôi không buồn nhìn, vì ở London chả có lẩu kiểu Trung Quốc này để mà đi ăn ... chao ôi!
Tôi tá hoả khi được đưa cho cái thực đơn:
Chao ôi chữ nhiều như sao trên trời, tuyệt không có một cái hình hay chút tiếng Anh nào gọi là minh hoạ. Mà nguyên liệu của lẩu đâu có dễ đọc, đâu có phải là chọn cái lẩu cá hay lẩu bò, heo gì đó là xong đâu. Phải chọn từng thứ rau cỏ củ nấm, nước lẩu, sốt để chấm và còn nhiều thứ gì gì nữa cơ. Tôi đây biết nói chuyện chút đỉnh, đi chợ thì chỉ trỏ “tôi mua cái này, tôi mua cái kia”, đại khái biết đậu hũ dưa leo cải thảo, chứ mấy cái thứ rau cỏ phức tạp hơn thì làm gì mà biết. Chưa ăn mà mồ hôi tự nhiên vã ra. Cô phục vụ đứng chờ, tôi cứ ú ớ làm ra vẻ đang đọc. May quá tôi đi với cô bạn người Nhật, đối với chữ Hán cô nàng đọc có phần quen hơn, nên tôi đẩy qua cho nàng. Nàng cũng đọc được có hơn một chút chứ cũng không biết đọc hết, chúng tôi bèn gọi một cái lẩu “chung chung” là thịt bò, vài loại nấm, rong biển, nấm mèo, cải, mì. Cô phục vụ hỏi sốt gì, chúng tôi ngớ ra. Cô bèn chỉ một loại sốt với cái tên rối rắm, cả hai tôi đều ờ ờ đồng ý. Ăn ngon thật là ngon, mà rẻ nữa. Ăn xong tôi nhũn nhặn hỏi cô phục vụ rằng có thể cho tôi một bản thực đơn mang về nhà để tôi học đọc, lần sau ra biết đường mà gọi đồ ăn. Cô đang bận lắm, nhưng nghe xong thì dừng tay lại nhìn tôi mỉm cười, và rằng, không được đâu, không ai được mang cái thực đơn này ra khỏi quán ăn. Tôi đành chụp một bức hình hai chúng tôi ăn xong vui vẻ:
Ghi chú: Hai cái người ngồi bên trái tôi cứ nhìn chúng tôi cười mỉm hoài lúc tôi đọc thực đơn và gọi đồ ăn.
(viết tháng 10/2009)
Update: lần cuối cùng đi ăn ở quán này trước khi rời Bắc Kinh tôi chôm thành công cái menu đem về nhà, thậm chí mang cả về Anh, bây giờ nó đang nằm chơ vơ trên kệ sách chờ được đọc (hay học gì đó), nhưng mà tôi không buồn nhìn, vì ở London chả có lẩu kiểu Trung Quốc này để mà đi ăn ... chao ôi!
Subscribe to:
Posts (Atom)